Hướng dẫn pha mực in lụa trên vải

Đăng

In lụa là công nghệ có lịch sử phát triển lâu đời và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực như: in lụa trên vải, in lụa trên giấy, in lụa trên kính, in lụa trên nhựa, in lụa trên ly thủy tinh hay in lụa trên kim loại.

Đa phần công nghệ in lụa được sử dụng theo các phương pháp chủ yếu như in lụa thủ công và in lụa bằng máy. Tùy theo yêu cầu của khách hàng cũng như chất liệu mà các cơ sở in lụa có những sự lựa chọn khác nhau.

Đặc biệt kỹ thuật in lụa trên vải được coi là một giải pháp tối ưu do có thể in trên nhiều màu vải khác nhau với chất lượng bản in bền hơn, in được số lượng lớn với thời gian nhanh hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thành phẩm in, công đoan pha mực đóng một vai trò quan trọng. Cách pha mực in lụa trên vải theo đó được các đơn vị in ấn quan tâm nghiên cứu hơn.

huong-dan-pha-muc-in-lua-tren-vai-1

Mặc dù kỹ thuật in lụa có sử dụng nhiều loại mực như mực in lụa UV, mực in lụa sico nhưng về cơ bản, quy trình pha mực in lụa khá giống nhau. Kỹ thuật pha mực in lụa dựa trên hai phương pháp tạo màu: tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ.

– Tổng hợp màu cộng: Tạo nên màu mới bằng cách pha trộn các ánh sáng có màu.

– Tổng hợp màu trừ: Tạo màu mới bằng cách pha trộn các vật thể có màu.

Cách pha màu mực in lụa trên vải có các nguyên tắc cơ bản sau:

1. Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa là đối nhau 180 độ. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhở hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi hai màu nàu càng cách xa nhau (trên vòng màu). Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.àu lam đỏ nhạt và màu vàng đỏ nhạt nằm cách nhau 1600 trên vòng màu nên khi pha chung sẽ cho màu lục nâu. Trong khi đó, nếu pha hai màu lam lục và vàng lục chỉ cách nhau 800 thì ta sẽ có màu lục tươi trong. Hai màu đỏ lam và vàng lục sẽ cho màu cam nâu, trong khi đỏ vàng và lam lục lại cho tím nâu.

Muốn có màu xám, ta có thể pha một ít đen với một trong các màu của vòng màu. Như vậy, mực đen được dùng gia thêm vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.

2. Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha lạt mực đậm.

3. Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng.

4. Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại.

5. Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.

6. Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng v.v… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi. Do vậy nên hạn chế việc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn.

Trong công đoạn pha mực in lụa trên vải, các đơn vị in ấn cần kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm phòng in hay tác đông ánh sáng xung quanh môi trường in để tạo nên các sản phẩm in chất lượng cao nhất, đảm bảo đúng màu sắc của mẫu .

5/5 - (54 bình chọn)